Vít Bê Tông Lắp Đặt Khung Bao Cửa Nhôm là gì ? Đặc Điểm Và Ứng Dụng của nó ?

Vít lắp đặt cửa nhôm không cần nở: 7.5×42, 7.5×62, 7.5×72. 7.5×82, 7.5×82, 7.5×102, 7.5×122, 7.5×152, 7.5×182, 7.5x 212.

Vít lắp đặt M7.5×102 là loại vít sử dụng nhiều trong công việc thi công nội thất, dễ dàng sử dụng và lắp đặt. Loại vít này với nhiều tên gọi khác nhau như: vít lắp đặt, vít bắt mặt dựng, vít lắp mặt dựng, vít lắp đặt không nở nhựa. Tại công ty Phong Việt đang cung cấp 2 loại chính đấy là vít lắp đặt không cần nở mạ cầu vồng và vít lắp đặt không cần nở mạ nhúng nóng. Bài viết này công ty Phong Việt sẽ phân tích về ứng dụng, cấu tạo và vật liệu sản xuất ra loại vít này, cùng theo dõi nhé.

Cấu tạo của vít lắp đặt M7.5×102

Nhiều khách hàng hay gọi: vít lắp đặt M7.5×102 vì sao nó lại có kích thước lẻ như vậy? không phải m6, hay 6.3, 7mm mà là 7.5mm là vì thân vít là 7mm nhưng kết hợp răng cửa 0.5mm để giúp vít bám chắc vào bê tông mà không cần nở nhựa.
Phần vít: có kích thước: 7.5×42, 7.5×62, 7.5×72. 7.5×82, 7.5×82, 7.5×102, 7.5×122, 7.5×152, 7.5×182, 7.5x 212… tùy vào lựa chọn kích thước của khách hàng mà giá thành khác nhau, phần đầu mũ vít có dạng hình côn (hình phễu, hình nón, vít chìm hay người ta gọi là đầu bằng) được dập hình hoa khế chìm, dử dụng mũi hoa khế để siết.

Ứng dụng của vít Vít lắp đặt.

Vít lắp đặt này ngày dần được ưa chuộng vì khả năng thi công nhanh của nó, không chỉ các đơn vị thiết kế thi công nội thất sử dụng nhiều mà còn các đơn vị thi công vách kính, thi công lắp đặt cửa nhôm cũng sử dụng.

Vít lắp đặt dùng để cố định và định vị mặt dựng của vách kính các tòa nhà cao tầng có mặt tiền lắp đặt kính chịu lực. Hay hệ thống mặt dựng của khung treo đá trang trí ở mặt tiền các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại.

Nếu ta để ý thì trong thi công dân dụng ta cũng thường thấy như việc bắt chậu rửa mặt, vít bắt cửa nhôm

Vật liệu sản xuất vít lắp đặt gồm những loại nào?

Vật liệu sản xuất vít lắp đặt có thể là thép không gỉ inox 401, inox 304 hoặc thép mạ kẽm, thép mạ nhúng nóng tất nhiên mỗi loại có một tính chất và ưu điểm riêng, giá thành khác nhau.

– Nếu vít lắp đặt chế tạo từ thép các bon thì thông thường được mạ kẽm bề mặt nhằm bảo vệ cho vít  hạn chế bị ăn mòn tăng độ bền cho vít cũng như tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm.

– Nếu vít lắp đặt sản xuất từ nguồn thép không gỉ inox thì có 2 sự lựa chọn đó là inox 401 và inox 304. Tùy vào những môi trường làm việc khác nhau thì ta có thể lựa chọn vít inox 401 hoặc vít inox 304 sao cho phù hợp với điều kiện làm việc

Nên sử dụng loại vít lắp đặt nào khi thi công?

– Nếu sử dụng vít lắp đặt là thép mạ kẽm thì chi phí sẽ rẻ hơn, tuy nhiên khả năng chịu ăn mòn hóa học kém hơn, nhanh bị han gỉ trong điều kiện môi trường khác nghiệt.

– Nếu dùng vít lắp đặt inox 304 thì khả năng chống ăn mòn hóa học sẽ tốt hơn rất nhiều bởi các thành phần hóa học trong inox 304 giúp khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn so với loại vít lắp đặt thông thường.

Nếu dùng vít lắp đặt inox 201 thì khả năng chịu lực sẽ tốt hơn loại inox 304, giá thành rẻ hơn vít inox 304, tuy nhiên khả năng chống ăn mòn hóa học sẽ kém hơn loại inox 304.
Tóm lại là tùy vào tính chất đặc thù của công trình, chất lượng cao, chất lượng trung bình mà ta lựa chọn loại vít có vật liệu sản xuất cho phù hợp, tiết kiệm được giá thành.