Bu lông inox 304 là loại bu lông inox được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên thị trường vì sản phẩm này có nhiều ưu điểm. Thực sự đây là sản phẩm tốt, rất tốt nên việc được đại đa số người tiêu dùng tin tưởng sử dụng là chuyện bình thường. Thông thường thì chúng ta vẫn có ý mặc định rằng, bu lông inox 304 không bị gỉ, không bị ăn mòn. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng, vạy nó sai trong trường hợp nào, tức là trong trường hợp nào thì bu lông inox 304 bị gỉ. Trong bài viết này cơ khí Việt Hàn sẽ cùng quý khách hàng chia sẻ thêm kiến thức về hiện tượng bu lông inox 304 bị gỉ để chúng ta cùng tham khảo, cùng lưu ý sử dụng để làm sao sử dụng một sản phẩm tốt phải đúng cách và phát huy hết công dụng của nó.
Cơ chế chống ăn mòn (chống gỉ) của bu lông inox 304
Bu lông inox 304 được sản xuất từ phôi thép không gỉ inox 304 có chứa crom và các nguyên tố hợp kim khác, mang lại cho nó đặc tính chống ăn mòn. Crom tiếp xúc với oxy từ nước hoặc không khí, tạo thành một lớp oxit crom mỏng trên bề mặt sản phẩm được làm từ inox 304. Lớp này hoạt động như một rào cản bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn thêm. Nếu không có lớp này, kim loại sẽ nhanh chóng bị ăn mòn và rỉ sét.
Vật liệu inox 304 bao gồm các yếu tố khác nhau với tỷ lệ phần trăm khác nhau. Hai nguyên tố chiếm ưu thế là Crom và Niken. Lượng Chromium tối thiểu bạn sẽ tìm thấy trong thép không gỉ inox 304 là 18%, trong khi Niken chiếm tối thiểu 8%. Thường thì cũng có một số đơn vị gọi đây là thép không gỉ “18/8”. Các nguyên tố khác có trong thép không gỉ inox 304 bao gồm carbon (0,098%), Nitơ (0,10%), Lưu huỳnh (0,030%), Phốt pho (0,045%), Silicon (0,75%) và Mangan (2,00%).
Inox 304 có khả năng chống ăn mòn trong nhiều môi trường mà các vật liệu khác có thể bị ảnh hưởng bởi rỉ sét. Ví dụ, Môi trường biển. Crom được thêm vào trong hợp kim thép là thứ mang lại cho inox 304 khả năng chống ăn mòn. Inox 304 là hợp kim của sắt và sự hiện diện của Chromium ngăn ngừa rỉ sét. Chính vì vậy nhiều thiết bị, máy móc sử dụng trong môi trường biển, ngoài trời, trong bếp đều được làm từ inox 304. Nếu không, thiết bị này sẽ rất dễ bị rỉ sét vì chúng thường xuyên tiếp xúc với nước và hơi ẩm. Ngoài ra, inox 304 có khả năng chống lại các axit hữu cơ mạnh vừa phải, nhờ thành phần 8% Niken. Khả năng chống ăn mòn của inox 304 tăng khả năng sử dụng trong các môi trường khác nhau.
Bu lông inox 304 được ứng dụng trong trường hợp nào
Bu lông inox 304 chỉ là một trong rất nhiều sản phẩm được sản xuất từ vật liệu inox 304. Với những ưu điểm của vật liệu inox 304 chúng ta đã nói ở trên: khả năng chịu lực tốt, khả năng chống ăn mòn tốt, tính thẩm mỹ cao… thì hiện tại bu lông inox 304 được sử dụng rất rộng rãi trên thị trường Việt Nam. Dưới đây là điển hình của những ngành nghề, công việ cụ thể thường xuyên sử dụng bu lông inox 304 để thi công lắp đặt:
Bu lông inox 304 được sử dụng ở những liên kết tại những vị trí ẩm ướt, ăn mòn nhiều, những vị trí ngoài trời vì bu lông inox 304 có khả năng chống ăn mòn rất tốt.
Bu lông inox 304 với tính thẩm mỹ sẵn có, bề mặt sáng bóng thường được sử dụng tại những vị trí quan trọng, mặt tiền, nhằm tăng tính thẩm mỹ cho liên kết.
Bu lông inox 304 được ứng dụng nhiều trong việc lắp đặt năng lượng mặt trời, trong đó việc sử dụng bu lông chìm trụ inox 304 và bu lông cổ vuông inox 304 trở nên vô cùng phổ biến.
Bu lông inox 304 được ứng dụng lắp đặt nhiều trong ngành xử lý nước thải, vì những vị trí này bị âm rướt và hoá chất, nên dùng bu lông inox 304 để khắc phục những tác nhân gây ăn mòn này. Vì nếu dùng bu lông sắt bình thường thì tuổi thị sẽ rất ngắn gây ra tốn kẽm chi phí thay thế, bảo dưỡng.
Bu lông inox 304 được ứng dụng vô cùng nhiều, tại nhiều vị trí khác nhau, bất cứ khi nào việc lắp đặt yêu cầu vật tư phải có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ tốt thì sẽ nên sử dụng bu lông inox 304.
Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bu lông inox 304 “bị gỉ” bị ăn mòn và cách khắc phục
Có một số lý do tại sao bu lông inox 304 có thể bắt đầu rỉ sét. Chúng ta cùng tìm hiểu để có thể hiểu được và tím phương án khắc phục nhé.
- Môi trường Clorua mạnh có thể gây rỗ ăn mòn, đó là môi trường nước mặn mà điển hình là môi trường nước biển, hoặc nhẹ nhàng hơn đó là môi trường gió biển cũng mang theo rất nhiều muối. Trong trường hợp này bu lông inox 304 theo thời gian sẽ bị ăn mòn rỗ.
Để tránh hiện tượng rỗ do ăn mòn, điều quan trọng nhất là sử dụng loại inox có khả năng kháng clorua đặc biệt mạnh – chẳng hạn như inox 316. Ngoài ra, lớp sơn phủ chuyên dụng đặc biệt có thể ngăn bề mặt inox tiếp xúc trực tiếp với clorua trong môi trường.
- Ăn mòn điện hóa lưỡng cực/mạ điện do hàn các hợp kim thép không gỉ khác nhau. Một lỗi cơ bản mà chúng ta có thể mắc phải khi hàn hai loại thép khác nhau lại với nhau. Khi hai loại thép khác nhau được kết nối thông qua một vật liệu điện phân chung (chẳng hạn như nước hoặc vật liệu hàn), có thể có một dòng điện từ vật liệu này sang vật liệu kia. Điều này sẽ giúp thép dễ dàng nhận các electron mới hơn, trở thành “cực dương” và bắt đầu bị ăn mòn nhanh hơn. Tốc độ ăn mòn này sẽ khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố như loại thép không gỉ cụ thể, loại vật liệu hàn được sử dụng, nhiệt độ và độ ẩm xung quanh; và diện tích bề mặt của thép liên kết với nhau.
Phương pháp phòng ngừa tốt nhất đối với ăn mòn điện hóa lưỡng cực là tránh kết nối vĩnh viễn hai loại thép khác nhau ngay từ đầu. Phương pháp thứ hai là niêm phong chúng bằng một lớp phủ để ngăn các electron di chuyển từ cực âm sang cực dương.
- Liên kết sắt thép lên inox
Trong một số ứng dụng, các hạt từ thép hoặc sắt có thể được chuyển lên bề mặt của một bộ phận bằng thép không gỉ. Những hạt sắt hoặc thép này có thể phá vỡ lớp oxit bảo vệ của phôi thép không gỉ – làm hỏng khả năng chống ăn mòn của nó khiến nó bắt đầu rỉ sét.
Sự khác biệt giữa vấn đề này và vấn đề ăn mòn điện hóa lưỡng cực được liệt kê ở trên là sự tiếp xúc giữa các kim loại hoàn toàn khác nhau. Một lý do phổ biến cho việc sắt thép thông thường được liên kết vào một chi tiết hoặc phôi thép không gỉ mà thiết bị được sử dụng để xử lý vật liệu này có thể được sử dụng cho vật liệu kia mà không được làm sạch đúng cách.
Để ngăn chặn việc liên kết thép hoặc sắt bình thường (hoặc bất kỳ kim loại nào khác) vào phôi thép không gỉ, điều quan trọng là phải làm sạch và chuẩn bị cẩn thận thiết bị khi chuyển sang vật liệu mới. Một số thiết bị, chẳng hạn như bàn chải thép, không bao giờ được sử dụng cùng một loại cho các loại kim loại khác nhau.
- Inox 304 có nhiệt độ nóng chảy rất cao (nhiệt độ phổ biến là 1400-1450°C). Tuy nhiên, trong khi kim loại không tan chảy ở nhiệt độ cao, nó có thể trải qua những thay đổi khác ảnh hưởng đến khả năng chống ăn mòn của nó.
Ví dụ, độ đàn hồi là một vấn đề phổ biến với các hợp kim thép không gỉ khi chúng tiếp xúc với nhiệt độ quá cao (chẳng hạn như nhiệt độ được sử dụng trong nhiều quy trình xử lý nhiệt/làm phân trộn). Khi vảy hình thành trên kim loại nóng, vật liệu bong còn lại có thể gây ra ăn mòn điện hóa lưỡng cực vì phần tử vảy khác với các phần tử kim loại cơ bản.
Ngoài ra, nhiệt độ quá cao có thể khiến hợp kim thép không gỉ mất đi lớp oxit bảo vệ, làm tăng nguy cơ bị ăn mòn cho đến khi lớp oxit này có thể hình thành trở lại. Để tránh ăn mòn do tính đàn hồi hoặc các vấn đề khác do nhiệt độ quá cao gây ra, điều quan trọng là phải kiểm tra nhiệt độ làm việc được đề xuất cho bất kỳ loại thép không gỉ cụ thể nào để đảm bảo mức nhiệt được sử dụng trong quy trình sản xuất của bạn không vượt quá các giới hạn đó.
Bên cạnh bu lông inox 304 thì còn những loại bu lông inox nào?
Hiện nay, vật liệu thép không gỉ inox được phát triển thành rất nhiều phiên bản khác nhau, các tuỳ chọn khác nhau. Từ đó hình thành nên nhiều loại inox với tính chất và giá thành khác nhau. Dưới đây là một số loại inox phổ biến dùng trong ngành sản xuất bu lông ốc vít inox phổ biến nhất hiện nay.
- Bu lông inox 304 là loại phổ biến nhất hiện nay với khả năng chống ăn mòn rất tốt, chịu lực tốt và tính thẩm mỹ cao. Loại này có giá thành hợp lý và khả năng làm việc phù hợp với rất nhiều yêu cầu trong công việc nên được sử dụng nhiều nhất.
- Bu lông inox 316 có khả năng chống ăn mòn tốt hơn inox 304 trong môi trường clorua, môi trường biển. So với inox 304 thì inox 316 được thêm vào thành thần Molipden nhằm chống lại ăn mòn rỗ do clorua gây ra. Bu lông inox 316 có giá thành có hơn inox 304, chính vì vậy những yêu cầu công việc yêu cầu bắt buộc inox 316 thì mới nên sử dụng bu lông inox 316.
- Bu lông inox 201 có giá thành rẻn hơn inox 304 vì đã bị cắt bớt thành phần Crom, Niken trong cấu tạo. Loại bu lông này có giá thành rẻ hơn khá nhiều so với inox 304, nhưng khả năng chống ăn mòn hạn chế, chính vì vậy chỉ nên sử dụng ở môi trường khô ráo như trong nhà.
- Bu lông inox 310 là loại bu lông inox sử dụng trong môi trường có nhiệt độ làm việc rất cao đến hàng nghìn dộ C. Loại bu lông này còn có giá thành cao hơn bu lông inox 316, chính vì vậy, những môi trường bắt buộc phải sử dụng như lò cao, lò nung … thì mới sử dụng đến bu lông inox 310. Loại bu lông inox 310 hay còn gọi là bu lông chịu nhiệt là do lý do đó.
Bu lông inox 304 có những loại nào
Bu lông inox có nhiều loại, sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, tiêu chuẩn về kích thước ren, kích thước mũ, đường kính thân, độ dài… Dưới đây là một số loại bu lông inox thường được sử dụng phôe biến tại Việt Nam.
Bu lông ren suốt tiêu chuẩn Din 933
Bu lông ren lửng tiêu chuẩn Din 931
Bu lông chìm trụ tiêu chuẩn Din 912
Bu lông nở 3 cánh inox
Bên cạnh đó là rất nhiều loại vít inox, êcu inox, long đen inox… Có quá nhiều nên khó có thể liệt kê hết trong 1 bài viết. Có nhu cầu cần tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Cơ khí Việt Hàn để nhận được tư vấn. Ngoài ra chúng tôi còn nhận sản xuất các loại bu lông inox theo yêu cầu bản vẽ cụ thể.
Giá bu lông inox 304 là bao nhiêu?
Giá bu lông inox 304 là một câu hỏi rất chung chung, nên không thể giải đáp được, vì vậy kho có yêu cầu báo giá bu lông inox, quý khách hàng vui lòng cung cấp cho chúng tôi những thông tin sau:
Loại bu lông nào, sản xuát theo tiêu chuẩn nào? Tốt nhất hãy gửi hình ảnh cho chúng tôi để tránh sự nhầm lẫn trong bất kỳ trường hợp nào.
Kích thước bao nhiêu, có 2 kích thước mà chúng ta cần quan tâm đó là đường kính ren và chiều dài của bu lông. Tuỳ vào tiêu chuẩn, mà chiều dài bu lông tính mình phần ren hay tính cả mũ. Ví dụ như loại bu lông chìm bằng tiêu chuẩn Din 7991 thì độ dài tính cả mũ bu lông, bu lông ren suốt tiêu chuẩn Din 933 thì chiều dài tính mình phần ren, bu lông chìm trụ tiêu chuẩn Din 912 thì chiều dài tính mình phần ren…
Bạn có nhu cầu báo giá mình bu lông hay cả bộ bu lông, mà bộ bu lông thì có bao nhiêu ê cu, bao nhiêu long đen … với mỗi bộ yêu cầu các chi tiết khác nhau thì giá cũng sẽ khác nhau.
Cách đọc hiểu các ký hiệu trên mũ bu lông inox 304
Trên mũ bu lông thường có một số kỹ hiệu A2-70, rồi thêm các chữ cái khác, vậy cách đọc hiểu trên mũ bu lông inox 304 có ý nghĩa gì?
Cơ bản chúng ta chỉ cần giải đáp chữ A2-70 thôi, vì ký hiệu còn lại chỉ là lô gô nhà sản xuất, ví dụ như THE, JJ, HJ, DD, JH, KHG… ngoài ra nó không mang ý nghĩa gì cả.
Chữ A2-70 có ý nghĩa riêng của từng ký hiệu:
Chữ A để cập rằng inox 304 thuộc nhóm thép không gỉ Austenit (A) – Bên cạnh nhóm Austenit còn có nhóm Martensitic và nhóm Ferrit
Số 2 phản ánh khả năng chống ăn mòn cấp 2 của chất liệu inox 304 – 1 đại diện cho độ bền kém nhất và 5 là độ bền nhất.
Số 70 phản ánh đặc tính cơ học, khả năng chịu lực của bu lông có độ bến kéo đứt là 700Mpa
Nhận biết bu lông inox 304 bằng cách nào?
Nhận biết bu lông inox 304 là điều rất quan trọng, vì qua đó chúng ta mới có thể biết được xem là hàng mình mua có đúng yêu cầu hay không? Có đúng chất lượng hay không? Chính vì vạy, Cơ khí Việt Hàn chia sẻ đến quý khách hàng một số cách nhận biết bu lông inox 304 như dưới đây:
Chính xác nhất đó là mang bu lông đi thí nghiệm thành phần hoá học, cách này thì chính xác 100%. Tuy nhiên thì cách này hơi tốn kém chi phí thí nghiệm, cũng như mất thời gian chờ kết quả có thể mất 2-3 ngày. Thường thì phương án này chỉ sử dụng khi có yêu cầu nghiệm thu bắt buộc.
Nhận biết qua cách nhìn mũ bu lông là cách dễ nhất, nhanh nhất. Trên mũ bu lông có chữ A2-70 và ký hiệu lô gô nhà sản xuất, thì đúng là inox 304. Nếu như bu lông inox 201 chỉ có chữ A2-70 thì bu lông inox 304 có thêm lô gô nhà sản xuất. Phương án này là phương án nhanh nhất, ngay lập tức có thể nhận ra.
Nhận biết qua bằng thuốc thử inox chuyên dụng, cách này chúng ta phải mua lọ thuôc thử, trên vỏ lọ dung dịch có hướng dẫn cách nhận biết inox 304 hay các mác inox khác.
Bu lông inox 304 có những kích thước nào?
Kích thước thì bu lông có rất nhiều kích thước từ bé đến lớn như M2-3-4-5-…-45-60…. Đó là về đường kính thân bu lông. Còn với mỗi đường kính thân bu lông thì có nhiều chiều dài khác nhau. Chính vì vậy, khi cần tư vấn hay yêu cầu báo giá, chúng ta cần có yêu cầu cụ thể về kích thước: đường kính thân, độ dài, tiêu chuẩn sản xuất, vật liệu sản xuất… thì mới có thể có được báo giá chính xác được.
Bộ bu lông inox 304 bao gồm những gì?
Thông thường, chúng ta có nhiều lựa chọn khác nhau cho 1 bộ bu lông, thồng thì dưới đây là các chi tiết mà chúng ta có thể lựa chọn, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể khác nhau.
Bu lông, có những liên kết chỉ cần sử dụng mình bu lông, mà không cần ê cu hay long đen.
Ê cu, đa số các liên kết bu lông đều có thêm ê cu để lắp ghép.
Long đen phẳng
Long đen vênh
Long đen khoá
….